người miền nam thích bún bò gốc huế

Tên người Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu có từ thế kỷ 2 TCN và càng ngày càng đa dạng hơn, trong khi có ý kiến khác cho rằng: "sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên".
Tên người Việt Nam (chủ yếu là người Kinh và các dân tộc có cấu trúc tên tương đương như người Mường) được đặt theo thứ tự "họ trước tên sau" của vùng văn hóa Đông Á: Họ + Tên.

Họ là phần tên chung được kế thừa tuyệt đối qua từng thế hệ, thường là từ bố nhưng cũng có người mang họ từ mẹ. Thường là họ đơn nhưng cũng có người mang họ kép (họ kép nguyên bản hoặc họ ghép bố mẹ).
Tên là phần dành cho cá nhân, theo cấu tạo tên đệm + tên chính. Tên đệm có thể có hoặc không, tên chính có thể là từ đơn âm hoặc đa âm.
Cấu trúc tên của người Việt giống với cấu trúc tên người Trung Hoa và tên người Triều Tiên. Tên người Việt thường được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, dùng để phân biệt người này với người khác. Ngày nay, nhiều người Việt hải ngoại còn đặt tên theo thứ tự phương Tây là tên trước, họ sau, hoặc đặt tên theo tên tiếng nước ngoài. Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người suốt đời. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội, ước vọng hoặc thậm chí nỗi uất hận của người đặt tên gửi gắm vào cái tên nào đó.
Tên người Việt Nam được đọc và viết theo thứ tự họ trước tên sau. Trước đây, như là một phần của kị húy, người Việt Nam dùng họ để gọi hay xưng hô lịch sự khi xã giao, chỉ gọi tên khi là người nhà hay thân thiết như bạn bè, giống như văn hóa gọi tên của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Cụ Phan, Hồ Chủ tịch / Bác Hồ, Ngô Tổng thống... Từ thời Pháp thuộc, xưng hô bị ảnh hưởng bởi văn hoá Pháp, người Việt chuyển sang xu hướng gọi tên đơn ở cuối thay vì gọi họ như trước. Tuy vậy khi cần xưng hô trang trọng hơn, người Việt thường dùng cả họ tên đầy đủ, hoặc phần tên có cả tên đệm và tên chính (miễn sao từ 2 âm tiết trở lên), như là một cách tránh gọi "cộc lốc", khiến người nghe cảm thấy tên của người được gọi không bị thô hay kém trang trọng. Ví dụ như với giới lãnh đạo thì gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thay vì Tổng Bí thư Trọng, Chủ tịch nước Thưởng; giới danh tiếng thì gọi cầu thủ (Lê) Công Vinh, ca sĩ Hoàng Bách thay vì cầu thủ Vinh, ca sĩ Bách.
Họ và tên người Kinh có thể viết theo chữ Hán với chữ Nôm để biểu nghĩa (tránh đồng âm khác nghĩa) nếu tên người đó không phải là tên gốc tiếng phương Tây như "Xăng", "Ga", "Cô Vi", do chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) là chữ tượng thanh nên các từ đồng âm khác nghĩa thì viết giống nhau. Ví dụ như 忠英 ("Trung Anh", trung nghĩa và anh hùng) và 梅櫻 ("Mai Anh", cây mai và cây anh đào).

View More On Wikipedia.org
Back
Top Bottom